Gỗ gụ là loại gỗ phổ biến từ xưa được sử dụng nhiều trong các sản phẩm đồ gỗ, trang trí nhà cửa. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua về gỗ gụ mật, gụ ta, gụ Nam Phi. Những loại gụ trên có gì giống và khác nhau. Hôm nay đồ gỗ Minh Hiệp xin đưa ra cách phân biệt và giá trị của những loại gụ trên
Nội dung bài viết
1. Gỗ gụ là gì?
Gỗ gụ: Gụ lau hay gõ dầu, gõ sương (Danh pháp hai phần: Sindora tonkinensis) là loài thực vật thuộc cây gỗ lớn họ đậu
Gỗ gụ là cây gỗ to cao khoảng 25m – 30m, thân gỗ đường kính 0,6m – 0,8m
Gụ lau đang ở có nguy cơ cao bị đe dọa do tình trạng khai thác tận diệt trong những thập niên gần đây. Cây gụ lau được xếp bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN, nhưng tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007
Gỗ gụ thường được cắt thành khối để tiện khai thác và vận chuyển
2. Phân biệt và cách nhận biết gỗ gụ ( gụ ta, gụ lào, gụ Nam Phi )
2.1 Phân biệt gỗ gụ
Đa số hiện nay gỗ gụ được phân loại qua nơi xuất khẩu, vùng trồng ra loại gỗ đó.
Các loại gụ được phân loại như sau:
- Gụ ta (gụ Quảng Bình): là một trong những loại gỗ quý hiếm của Việt Nam, gỗ cho ra những vân đẹp, chất gỗ bền, có giá trị cao nhất thường được phân bố ở Quảng Bình
- Gụ mật: Là một loại gỗ phổ biến tại Campuchia và Gia Lai được khai thác tự nhiên hoặc trồng công nghiệp
- Gụ Lào: Được khai thác tại Lào và xuất khẩu qua Việt Nam
- Gụ Nam Phi: Gỗ được khai thác Ở Châu Phi được Nam Phi xuất khẩu qua Việt Nam
2.2 Cách nhận biết gỗ gụ ( gụ ta, gụ lào, gụ nam phi )
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở giả mạo, làm giả các loại gỗ trên. Quý khách nên lưu ý những điều sau trước khi mua
Gỗ Gụ là loại gỗ quý hiếm có những đặc điểm riêng để nhận biêt như :
Gỗ gụ ta
Gỗ Gụ ta hay còn được gọi là gụ Quảng Bình ( nơi khai thác ) là 1 trong những loại gỗ có giá trị cao nhất, quý hiếm nhất
- Về màu sắc: Gỗ gụ bình thường có màu vàng khi mới khai thác, già hoặc để lâu thường có mầu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo độ tuổi của cây.
- Về độ nặng: Gỗ này rất nặng do có tỉ trọng lớn, nặng hơn khá nhiều so với các loại gỗ thông thường.
- Về mùi: Có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.
Quý khách có thêm xem sản phẩm gụ tại đây: trường kỷ cổ đồ gụ ta
Gỗ gụ lào và gụ Campuchia
Với dòng gỗ gụ Campuchia là loại gỗ rất cứng và nặng, có độ bền cao không lo mối mọt
Về mầu sắc gỗ của Campuchia rất đẹp màu gỗ tương tự như gỗ gụ ta. Vân gỗ cho ra đẹp và tự nhiên ( không giống với gỗ gụ ta) thường có hình dạng xoăn.
Gỗ gụ Campuchia hiện nay rất được ưa chộng tại Việt Nam thường được làm thành các sản phẩm bàn ghế, trường kỷ, giường, tủ,…
Gỗ gụ Nam Phi
- Chất lượng gỗ Nam Phi cũng rất tốt, ít cong vênh, không bị muối mọt.
- Thân cây tương đối thẳng, cây gỗ to, không bị mục giữa phù hợp với đồ nội thất bàn ghế, trường kỷ
- Gỗ gụ Nam Phi sẽ có mùi hăng hơn, đây là cách phân biệt đơn giản nhất.
Màu sắc: gỗ gụ Nam Phi thường có màu hồng nhạt, đỏ sậm tùy vào độ khô của gỗ
Màu sắc của gỗ gụ Nam Phi có xu hướng đậm dần theo thời gian.
3. Ứng dụng và giá trị của gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ chắc chắn, không bị muối mọt, có vân gỗ đẹp thường được dùng trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất.
>>Tham khảo: các sản phẩm trường kỷ bằng gỗ gụ hiện nay
-Gỗ gụ là nhóm gỗ đẹp, quý hiếm nên rất được ưa chuộng trong các sản phẩm bàn ghế, tủ, trường kỷ…
– Người biết chơi gỗ thường lựa chọn gỗ gụ vì có giá vừa tầm, giá trị không thay đổi theo thời gian là bao.
– Hiên nay có giá trị cao nhất là gỗ gụ ta vì độ hiếm của nó, còn gụ Campuchia với gụ Nam Phi có giá không ổn định tùy theo độ sốt của loại gỗ ý.
Ổn định nhất là giá gỗ gụ lào thường có giá 20.000.000đ – 24.000.000đ
4. Cách bảo quản gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ không bị muối mọt. Nhưng các bạn phải lưu ý những điều sau để đồ luôn sáng bóng.
- Nên lau chùi thường xuyên để gỗ luôn sáng bóng, nhìn đẹp mắt hơn
- Tránh để nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, những nơi ẩm mốc cũng nên hạn chế
Chỉ cần với những lưu ý trên rất đơn giản, bạn đã có thể sử dụng các sản phẩm từ gỗ gụ bền vững với thời gian mà không cần lo lắng gì cả.
Warning: Undefined variable $aria_req in /home/fpnnujcwhosting/domains/dogominhhiep.com/wp-content/themes/ngocthang/comments.php on line 52
Warning: Undefined variable $aria_req in /home/fpnnujcwhosting/domains/dogominhhiep.com/wp-content/themes/ngocthang/comments.php on line 55